Đăng lúc: Thứ tư - 02/04/2014 05:05
- Người đăng bài viết: admin
Chương trình Hợp tác Việt Nam và Thuỵ Điển về Tăng cường Quản lý Đất đai và Môi trường (2004-2009) là chương trình hợp tác song phương được thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định riêng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển. Bộ Tài nguyên Môi trường của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm triển khai thực hiện Chương trình này từ ngày ký kết 15/11/2004.
Chương trình Hợp tác Việt Nam và Thuỵ Điển về Tăng cường Quản lý Đất đai và Môi trường (2004-2009) là chương trình hợp tác song phương được thực hiện trong khuôn khổ Hiệp định riêng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Thụy Điển. Bộ Tài nguyên Môi trường của Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ giao trách nhiệm triển khai thực hiện Chương trình này từ ngày ký kết 15/11/2004.
Chương trình SEMLA là sự phát triển tiếp theo các kết quả của Chương trình CPLAR (Chương trình Hợp tác Việt Nam-Thụy Điển về Đổi mới hệ thống địa chính) và Dự án SEMA (Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường ở Việt Nam) do Sida tài trợ từ năm 1997 đến năm 2003
Mục tiêu của Chương trình SEMLA là xây dựng một hệ thống quản lý môi trường và tài nguyên hiệu quả góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước, tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và nhiều vấn đề xã hội khác, đồng thời đổi mới hệ thống quản lý theo hướng cải cách hành chính, xây dựng hệ thống hành chính gần dân và khuyến khích người dân giám sát việc thực thi pháp luật, đóng góp vào các quá trình ra quyết định. SEMLA thực hiện hướng tiếp cận tổng hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm quản lý đất đai và môi trường. Hai tiến trình kết nối giữa đất đai và môi trường là quy hoạch sử dụng đất (LUP) và đánh giá môi trường chiến lược & tác động môi trường (SEA & EIA). Chương trình cũng hướng đến việc xây dựng chính sách cấp quốc gia, một mặt soạn thảo đề cương hướng dẫn kỹ thuật, mặt khác áp dụng chính sách pháp luật tại cấp cơ sở(tỉnh, huyện, xã). Các hoạt động nay được thực hiện thông qua các mô hình và dự án điểm nhằm đúc rút kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách. Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của Chương trình SEMLA là người nghèo ở khu vực nông thôn. Chương trình hướng tới việc tăng cường nâng cao quyền sử dụng đất và các cung cấp các dịch vụ liên quan đến đất đai cho hộ gia đình, đồng thời chương trình cũng hỗ trợ việc giảm thiểu việc suy thoái và xả thải vào môi trường. Bên cạnh đó, những người tham gia thực hiện Chương trình ở cấp Quốc gia, cấp tỉnh, huyện, xã và khu vực tư nhân cũng là những đối tượng hưởng lợi thông qua các hoạt động nâng cao năng lực của Chương trình Tổng ngân sách cho chương trình này là 250 triệu SEK, trong đó vốn đối ứng của Việt Nam là 50 triệu SEK.