2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai 3. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: CN. Trần Thư Lệ 4. Nhóm tham gia đề tài: - ThS. Trần Quang Định - KS. Phạm Thị Thịnh - CN. Lê Anh Tài - ThS. Dương Xuân Nam - ThS. Nguyễn Khắc Hình - KS. Trịnh Minh Tùng 5. Mục tiêu của đề tài: Bổ sung hoàn thiện khung pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng ở nước ngoài. 6. Kết quả thực hiện (tóm tắt) Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế đất nước giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luật Đất đai 2003, Bộ luật Dân sự 2005 quy định người sử dụng đất được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn sản xuất kinh doanh. Theo đó, bên thế chấp là các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước, các tổ chức và cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam; Chủ thể nhận thế chấp là các tổ chức tín dụng tại Việt Nam. Mặc dù quy định về thế chấp, xử lý quyền sử dụng đất thế chấp còn nhiều tồn tại, vướng mắc, bất cập nhưng khung pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất của nước ta thời gian qua đã liên tục có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; từng bước tạo cơ chế thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia quan hệ thế chấp, trong đó có các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh việc thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Việt Nam để vay vốn sản xuất, kinh doanh thì các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là nguồn cung cấp vốn đáng kể cho các dự án trong nước thông qua hoạt động thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Từ tình hình thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cho thấy, so với hệ thống ngân hàng trong nước, các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có lợi thế hơn như nguồn vốn lớn, kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn và tỉ lệ nợ xấu từ thế chấp quyền sử dụng đất cũng thấp hơn so với các ngân hàng trong nước. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế các dự án đầu tư lớn cần nguồn vốn cho phát triển sản xuất, kinh doanh có nhu cầu được thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng ngày càng tăng trong khi nguồn vốn từ các ngân hàng hoạt động trong nước (trong có các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam) không đủ đáp ứng nhu cầu này. Pháp luật nước ta hiện chưa cho phép thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng ở nước ngoài, không có chi nhánh tại Việt Nam. Vì vậy, đề tài đã đề xuất khung pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng ở nước ngoài bao gồm: Khung pháp luật về cơ chế thế chấp quyền sử dụng đất; khung pháp luật về cơ chế giải trừ thế chấp quyền sử dụng đất và khung pháp luật về cơ chế xử lý quyền sử dụng đất thế chấp. 7. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: Tháng 6/2012 - 12/2012 8. Kinh phí thực hiện: 219.000.000 đồng