Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất mô hình tổ chức quản lý đất đai cấp tỉnh, huyện góp phần đẩy mạnh thực hiện kinh tế hóa ngành quản lý đất đai”

Đăng lúc: Thứ hai - 27/10/2014 04:28 - Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Kim Ngân

1. Tên nhiệm vụ: Đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, đề xuất mô hình tổ chức quản lý đất đai cấp tỉnh, huyện góp phần đẩy mạnh thực hiện kinh tế hóa ngành quản lý đất đai”
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Văn phòng Tổng cục Quản lý đất đai
3. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: CN. Trần Viết Khiêm
4. Nhóm tham gia đề tài:
- CN. Nguyễn Thị Minh Nguyệt
- KS. Phạm Thị Phương Thúy
- CN. Phan Văn Thọ
- CN. Nguyễn Thị Lan
- ThS. Nguyễn Thị Minh Tâm
- CN. Hà Việt Cường
5. Mục tiêu của đề tài:
Mục tiêu chung: Hoàn thiện hệ thống cơ quan Quản lý đất đai ở địa phương góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh kinh tế trong lĩnh vực quản lý đất đai
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được thực trạng hệ thống tổ chức quản lý đất đai cấp tỉnh, cấp huyện trước yêu cầu thực hiện mục tiêu đẩy mạnh kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai theo Nghị quyết số 27/NQ/BCS ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Ban cán sự Đảng bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ cấp huyệnức quản lý đất đai các cấp tỉnh, cấp huyện góp phần thực hiện mục tiêu đẩu mạnh kinh tế hóa lĩnh vực quản lý đất đai.
6. Kết quả thực hiện (tóm tắt)
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tài liệu trong nước về khoa học tổ chức nhà nước, đường lối đổi mới hệ thống hành chính nhà nước của Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường nói chung và quản lý đất đai nói riêng và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng thu thập tài liệu nước ngoài để tìm hiểm mô hình tổ chức và cơ chế quản lý về đất đai để so sánh với mô hình tổ cấp huyệnức ngành hiện tại và xu hướng của thế giới trong quản lý đất đai. Đây chính là cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý về đất đai trong cơ chế thị trường.
Trong quá trình triển khai thực hiện Đề tài, nhóm nghiên cứu đã đi khảo sát 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho các vùng, miền trong cả nước. Các Đoàn khảo sát trên địa bàn tỉnh theo 2 cấp tổ chức bộ máy là tỉnh, huyện và nghiên cứu thêm về cấp xã, trực tiếp nghe Lãnh đạo Sở báo cáo tình hình hoạt động của hệ thống tổ chức về tài nguyên và môi trường nói chung và quản lý đất đai nói riêng ở địa phương, đồng thời trực tiếp phỏng vấn Lãnh đạo và công chức làm công tác quản lý đất đai ở địa phương về những vấn đề liên quan đến nội dung đề tài. Kết quả khảo sát thực tế và kết quả thống kê 490 phiếu điều tra khảo sát đã thể hiện rõ mô hình hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy địa phương. Những nội dung này khẳng định thêm cơ sở thực tiễn hoàn thiện bộ máy quản lý về đất đai nói riêng và tài nguyên và môi trường nói chung tại địa phương.
Căn cứ cơ sở lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đưa ra 02 mô hình hoàn thiện và đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đất đai ở địa phương và những giải pháp hoàn thiện. Đồng thời cũng chỉ ra rằng, việc hoàn thiện hệ thống quản lý này không chỉ là trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường mà còn là trách nhiệm chung của các địa phương, cộng đồng dân cư và đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Cùng với sự nỗ lực của Nhóm nghiên cứu, đề tài đã nhận được sự phối hợp tích cực của các địa phương, những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và quản lý trong quá trình thực hiện hoàn thiện báo cáo tổng kết đề tài.
7. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: Tháng 05/2011 - 10/2012
8. Kinh phí thực hiện: 1.140.030.000 đồng

Những tin cũ hơn