Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam”
Đăng lúc: Thứ hai - 27/10/2014 15:15
- Người đăng bài viết: Nguyễn Thị Kim Ngân
1. Tên nhiệm vụ: Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai nhằm góp phần sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
2. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai 3. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: TS. Bùi Văn Sỹ 4. Nhóm tham gia đề tài: - TS. Nguyễn Xuân Thành - ThS. Vũ Thắng Phương - ThS. Nguyễn Thị Song Hiền - KS. Đào Thị Thanh Lam 5. Mục tiêu của đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng đất đai. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất phục vụ phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. 6. Kết quả thực hiện (tóm tắt) (1) Đánh giá tiềm năng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong sử dụng bền vững tài nguyên đất: là cơ sở khoa học cho việc hoạch định, lập chính sách phát triển; làm căn cứ cho sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững; là cơ sở để đưa quỹ đất chưa sử dụng vào sử dụng một cách hiệu quả. Trên thế giới đã có nhiều phương pháp phân hạng, phân loại và đánh giá tiềm năng đất khác nhau với các lý luận và mục đích khác nhau, nghiên cứu về đánh giá tiềm năng đất đai ngày càng trở nên hoàn thiện, có ý nghĩa thiết thực đối với sản xuất nông lâm nghiệp nói riêng và sử dụng đất đai nói chung. (2) Việt Nam hiện đang sử dụng phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai theo FAO và đã có những quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, công tác đánh giá tiềm năng đất đai vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống các văn bản pháp luật hiện nay mới chỉ quy định về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và đề ra một số nguyên tắc trong quá trình đánh giá tiềm năng đất đai, chưa đưa ra được quy trình cụ thể. (3) Thực trạng áp dụng kết quả đánh giá đất, đánh giá tiềm năng đất đai thời gian vừa qua đã mang lại hiệu quả to lớn, đặc biệt trong việc khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên đất nông nghiệp (đất trồng lúa nước, đất trồng cây công nghiệp…). Tuy nhiên, còn bộc lộ nhiều hạn chế: hầu hết tại các tỉnh trên cả nước việc đánh giá tiềm năng đất còn chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức, các nội dung trong đánh giá tiềm năng đất đai chưa được hướng dẫn cụ thể hóavà thiếu tính pháp lý trong triển khai thực hiện, chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai… (4) Đề tài đã đề xuất được trình tự, nội dung và hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá tiềm năng đất đai (cụ thể 16 chỉ tiêu cho đất nông nghiệp, 14 chỉ tiêu cho đất phi nông nghiệp) phục vụ quản lý, sử dụng đất hợp lý, bền vững tài nguyên đất. (5) Để nâng cao hiệu quả đánh giá tiềm năng đất đai cần thực hiện tốt 4 nhóm giải pháp (giải pháp về quản lý, giải pháp về tổ chức thực hiện, giải pháp về tài chính, giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất). Cần tuân thủ nghiêm túc quy trình đánh giá tiềm năng đất đai, khai thác sử dụng đất theo đúng mục đích trên cơ sở bền vững về kinh tế - xã hội, môi trường gắn với biến đổi khí hậu. 7. Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc: Tháng 5/2010 - 10/2011 8. Kinh phí thực hiện: 750.000.000 đồng