việc sửa đổi bổ sung Luật đất đai năm 2003 là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
- Nội dung của dự thảo Luật đã phù hợp với 06 quan điểm và 11 định hướng đổi mới chính sách pháp luật của luật đất đai nêu trong Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 tại Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới, đặt nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- Đã giải quyết được những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn đặt ra trong quá trình tổng kết việc thi hành Luật đât đai như: Vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu về đất đai trong việc quản lý, điều tiết các nguồn lợi về đất đai để phát triển, vấn đề phân bố nguồn tài nguyên đất đai, chính sách giao đất nông nghiệp, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm đã giao theo Nghị định số 64/CP năm 1993, chính sách điều tiết lợi ích từ đất đai giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân, cơ chế chính sách tạo quỹ đất của Nhà nước phục vụ các mục tiêu công ích, chính sách xã hội, điều tiết thị trường đất đai và hỗ trợ tái định cư; thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư của Nhà nước, của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Bố cục Dự thảo Luật với 14 chương và 206 điều, kết cấu rõ ràng, các điều luật quy định chi tiết, khách quan đã đảm bảo tính dự báo và ổn định lâu dài.