Kết quả 1 đến 5 của 5

Chủ đề: Tổng hợp câu hỏi và câu trả lời của phần mềm thống kê kiểm kê

  1. #1
    hoangcong
    Guest

    Tổng hợp câu hỏi và câu trả lời của phần mềm thống kê kiểm kê

    CÂU HỎI, KIẾN NGHỊ CỦA CÁC TỈNH CẨN GIẢI ĐÁP
    · (Hội nghị tập huấn phần mềm thống kê ,kiểm kê ngày 22/04/2015 đến 23/04/2015 tại Hà Nội)
    I. Kiến nghị:
    1) Quảng Ninh
    - Trong phần mềm mở rộng tham số các lớp trên bản đồ để nhận thêm mã đối tượng kỳ trước, mã đất kỳ trước để xây dựng phụ lục 03 (vì nếu nhập bằng tay có xã số lượng khoanh đất lên đến 4000 khoanh đất, nhập bằng tay rất tốn thời gian).
    - Đối với trường hợp mục đích được giao là đất ở do hộ gia đình cá nhân nhưng chưa xây dựng, kiểm kê sẽ là đất BCS đối tượng sử dụng là GDC thì khi đưa vào phần mềm Bảng Liệt Kê Khoanh Đất có hiển thị nhưng hệ thống bảng biểu không hiển thị.
    - Hướng dẫn chi tiết nhập biểu 10 (nhập mã loại đất kỳ trước).
    - Bổ sung BCS trong biểu 5b,6b.
    - Đất BCS, đối tượng sử dụng TCN khi tổng hợp biểu 1 chưa đúng (có trong bảng liệt kê)
    2) Hà Nam
    Phần mềm tổng hợp số liệu: Cột mã đối tượng hiện trạng đối với khoanh đất có nhiều đối tượng sử dụng chưa được quy định cụ thể.
    VD: TCN,UBQ, TKT
    Cần điều chỉnh cột đối tượng này từ 12 – 15 ký tự.


    II.Câu hỏi liên quan đến phần mềm:
    1) Tỉnh Hải Dương
    Câu 1: Dung lượng file (diện tích lớn nhất của đơn vị hành chính) để hệ thống phần mềm chạy đạt yêu cầu?
    Trả lời: Dung lượng file hỗ trợ trên web tối đa là 1GB hệ thống phần mềm chạy đạt yêu cầu.
    Câu 2: Phần nhập tay đơn vị là ha hay là m²?Trả lời: Đơn vị đã được ghi rõ ở từng biểu nhập tay.
    Câu 3: Có thể có 1 lớp mã đối tượng kỳ trước và mã đối tượng kỳ trước trên bản đồ khoanh đất để trực tiếp cập nhập vào phụ lục 03.
    Trả lời: Trong thời gian tới phần mềm sẽ được chỉnh sửa để thuận tiện cho các đơn vị sử dụng. Nhưng trong năm nay, tất cả đều sẽ nhập bằng tay.
    2) Tỉnh Quảng Bình
    Câu 1: Khi chuyển dữ liệu thì phần mềm báo: “Dữ liệu đang được chuyển” nhưng thời gian lâu mà không hoàn thành. (Xã Cự Nẫm – Huyện Bố Trạch)
    Câu 2: Đối với 3 xã: Ngư Thủy Bắn, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam thuộc huyện Lộ Thủy, khi nhập “Bộ số liệu cũ” để tổng hợp biểu 10, 12 thì dữ liệu nhập vào một xã kết quả là cả 3 xã đều thay đổi theo kết quả của xã vừa nhập vào hoặc vừa chỉnh sửa.
    Câu 3: Đối với biểu số 10
    Phần mềm chưa tổng hợp đúng theo quy định của TT28 và kết quả nhập mã loại đất kỳ trước (kỳ trước 2 mục đích đến kỳ sau 1 mục đích không nhập được).
    Câu 4: Sau khi nhập mã đối tượng kỳ trước thửa đất đó nhảy sang 1 trang mới và biến mất khỏi danh sách chưa nhập nên muốn thay đổi lại đối tượng không được.
    3) Hà Nam
    Câu 1: Hướng dẫn cụ thể phương pháp, cách thức phân quyền từ tỉnh cho các huyện, xã. (Ví dụ cụ thể).
    Câu 2: Phương pháp tổng hợp số liệu từ cấp xã lên huyện và từ huyện lên tỉnh. (Ví dụ minh họa)
    4) Một số đơn vị khác
    Câu 1: Lớp đối tượng sử dụng quản lý đất: Lớp này thể hiện là lớp 60, gồm các trường hợp:
    - Với một loại đối tượng thì thể hiện mã đối tượng đó.
    - Với trường hợp nhiều đối tượng, một loại đất, có thống kê được diện tích cho từng đối tượng thì phải thể hiện riêng diện tích thành phần của từng đối tượng đó. Ví dụ: GDC(200);UBQ(300).
    - Với trường hợp nhiều đối tượng, một loại đất, không thống kê được diện tích cho từng đối tượng thì thể hiện như theo công văn 1592/CKSQLSDDD.
    a. Khác đối tượng sử dụng ví dụ DGC và UBQ nhưng cùng loại đất vẫn Được gôp trên bản đồ khoanh đất? vì theo TT28 là không được gộp?
    b. Nếu được gôp thì GDC(200);UBQ(300) thể hiện trên bản đồ thế này đã đúng chưa? Lớp 60?
    Trả lời:
    - Câu a: 2 khoanh đất cạnh nhau, khác đối tượng nhưng cùng loại đất là không được gộp, phải cùng đối tượng quản lý và cùng mục đích sử dụng mới được gộp.
    - Câu b: trên cùng 1 khoanh đất VD: 1000 m2 trong đó UBQ quản lý 100 m2 đất BHK còn GDC quản lý 900 m2 đất ONT thì viết : UBQ(100);GDC(900) trên lớp 60. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 2: Trường hợp nhiều mục đích nhiều đối tượng thì thể hiện như thế nào trên bản đồ khoanh vẽ?
    Trả lời: ví dụ cách trình bày
    GDC:ONT(400);CLN(200);MNC(200)+TCN:CLN(200)
    (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)
    Sửa lần cuối bởi hoangcong; 05-11-2015 lúc 11:13 AM.

  2. #2
    hoangcong
    Guest
    III. Câu hỏi liên quan đến cơ sở dữ liệu
    Câu 1: Trong một thửa đất có 2 loại đối tượng sử dụng quản lý mà không xác định được ranh giới của từng loại đối tượng mà chỉ xác định được diện tích của từng đối tượng thì làm như thế nào?
    Trà lời: Đối với trường hợp này thì được gộp thành một khoanh đất. Khoanh đất thể hiện từng loại đối tượng và diện tích từng đối tượng quản lý.
    VD: Đất ở của hộ gia đình cá nhân 1000m2. Trên bản đồ khoanh đất được thể hiện ở level 60 như sau: (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    UBQ(200);GDC(1000)
    Câu 2: Trong vườn quốc gia có đất ở của hộ gia đình thì xác định loại đất, loại đối tượng sử dụng quản lý như thế nào?
    Trả lời: Nếu còn đất ở của hộ gia đình, cá nhân thì vẫn phải kiểm kê theo hiện trạng. Trường hợp ranh giới được xác định rõ ràng thì cần thể hiện thành khoanh đất riêng đầy đủ các thông tin về đối tượng sử dụng, diện tích, số thứ tự khoanh đất, mục đích sử dụng đất. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 3: Trong khu bãi bồi ven biển có một số diện tích đất rừng trong đó thì xác định như thế nào?
    Trả lời: Khu bãi bồi ven biển ở đây được hiểu là khu vực nằm trên đường mép nước. Như vậy, đất rừng trong khu vực sẽ được thống kê vào đất liền, cụ thể là vào đất rừng phòng hộ ven biển. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 4: Trên bản đồ khoanh vẽ có được gộp thửa luôn được không? Hay là trên bản đồ hiện trạng mới được gộp?
    VD: Bản đồ tỷ lệ 1/1000 theo thông tư 28 thì ≤ 16mm2được gộp.
    - Khoanh đất hiện trạng:

    ONT(15)
    BHK(1000)
    - Khoanh đất gộp:
    ONT(15);BHK(1000)

    Trả lời: Theo quy định về xác định diện tích đất ở là xác định theo hạn mức cấp chứ không bắt buộc xác định ranh giới phần đất ở; nên trong trường hợp này ta được phép gộp thành một khoanh nếu cùng một loại đối tượng quản lý và sử dụng. Diện tích ghi trong khoanh đất là theo hạn mức cấp giấy hoặc theo hạn mức chúng ta xác định.
    Lưu ý: Trừ trường hợp đất ở và đất vườn ao ta được gộp chung; các trường hợp khác ta phải thể hiện thành từng khoanh đất. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 5: Nguồn tài liệu đầu vào để tổng hợp biểu 10 (biểu chu chuyển) lấy ở đâu? Cần thao tác kỹ nội dung này.
    Trả lời:
    - Nguồn dữ liệu đầu vào của biểu 10 lấy từ bảng liệt kê khoanh đất, dữ liệu hiện trạng được xuất ra từ bản đồ khoanh đất.
    - Để có được số liệu biểu 10 chính xác, ngay từ trong quá trình cơ sở cần làm tốt công tác chuẩn bị bản đồ địa chính, đối chiếu hiện trạng xác định những khu vực biến động diện tích, có sự thay đổi mục đích sử dụng đất. Phối kết hợp điều tra nội nghiệp và ngoại nghiệp đề giúp các cán bộ, đơn vị tư vấn kiểm kê đất đai nắm rõ hiện trạng sử dụng đất.
    Câu 6: Thửa đất giao thông trên bản đồ khoanh đất có tách thành nhiều thửa được không?
    Trả lời: Được phép tách thành nhiều thửa không hạn chế, nhưng phải cung cấp đầy đủ thông tin thửa đất: số thứ tự thửa đất, loại đất, đối tượng quản lý sử dụng, diện tích. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 7: Giải thích kỹ về các loại đất sau:
    - Loại đất kết hợp một phần;
    - Loại đất kết hợp toàn phần;
    - Loại đất đa mục đích.
    Cho ví dụ minh họa cụ thể.
    Trả lời: Theo thông tư 28/2014/TT-BTNMT và thông tư 02 của Bộ Tài nguyên, môi trường quy định về công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
    - Loại đất kết hợp một phần
    Ví dụ: Hồ thủy lợi (hồ thủy điện) trong đó kết hợp nuôi trông thủy sản, nhưng diện tích nuôi trồng thủy sản là không đáng kể. Nếu diện tích hồ thủy lợi là 1000ha, nuôi trồng thủy sản chỉ có 100ha. Trên bản đồ khoanh vẽ được thể hiện ở lớp 33 như sau: DTL(NTS:100).
    Các trường hợp như ví dụ được gọi loại đất kết hợp 1 phần.
    - Loại đất kết hợp toàn phần
    Ví dụ: Người ta dùng toàn bộ diện tích 1000ha hồ thủy lợi để nuôi trồng thủy sản quy mô lớn. Trên bản đồ khoanh vẽ được thể hiện như sau: DTL(NTS).
    - Loại đất đa mục đích
    Đất đa mục đích là loại đất có nhiều mục đích sử dụng và xác định được diện tích của từng mục đích sử dụng. Trường hợp đa mục đích cho tới thời điểm hiện tại thì chỉ có trường hợp duy nhất được xác định là đất ở khu dân cư, trong đó vừa là đất ở vừa là đất nông nghiệp xen trong một thửa đất.
    Về nguyên tắc chung, nếu không phải đất ở thì thông thường thửa đất có nhiều mục đích sử dụng, mỗi mục đích có diện tích riêng, xác định được ranh giới; ta phải tách riêng thành từng khoanh đất riêng biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp, dạng khoanh đất có nhiều loại đất, mỗi loại đất có diện tích cụ thể không phân biệt ranh giới (dạng này chỉ có trong khu dân cư), ta được phép biên tập thành 1 khoanh hoặc một số khoanh có nhiều loại đất: đất ở, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm….(Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)
    Câu 8: Theo thông tư 28/2014/TT-BTNMT, trong khoản 2 điều 26 (hồ sơ giao nộp kết quả kiểm kê) quy định:
    Hồ sơ cấp xã: bản đồ kết quả điều tra kiểm kê file diện tích tạo vùng (.POL). Thực tế, một số địa phương dùng phần mềm khác để chạy diện tích do đó không có file (.POL). Như vậy có được không?
    Vì để có file (.POL) phải sử dụng phần mềm Famis nhưng do Famis có những xã có diện tích lớn chạy hay lỗi.
    Trả lời: Do chất lượng nguồn dữ liệu bản đồ đầu vào mỗi xã là khác nhau, nên trong kỳ kiểm kê này, chúng ta chấp nhận nguồn dữ liệu đầu ra chưa được tiêu chuẩn, sử dụng dữ liệu hiện có. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 9: Kiểm kê năm 2005 diện tích tự nhiên toàn tỉnh Điện Biên trên bản đồ số là 954 nghìn ha. Tuy nhiên, năm 2006 Bộ có điều chỉnh tăng cho tỉnh Điện Biên 2000ha chia đều cho các xã (tương ứng với diện tích đất sông suối, đất chưa sử dụng. Có nghĩa là cứ xã nào diện tích sông suối, chưa sử dụng lớn thì được cộng nhiều) và năm 2007 kết quả kiểm kê 2005 được chính phủ phê duyệt (QĐ số 272/QĐ-TTg) thì diện tích của tỉnh Điện Biên là 956 nghìn ha. Vậy diên tích kiểm kê kỳ này lấy theo diện tích nào?
    Trả lời: Nguyên tắc kiểm kê tổng hợp từ xã trở lên, lựa chọn bản đồ tốt nhất, ranh giới chuẩn (theo ranh giới nhà nước đã quy định). Chúng ta đưa ranh giới lên bản đồ cho thật chuẩn xác tránh tính trạng 2 xã chồng lên nhau, trường hợp có tranh chấp phải xử lý riêng. Theo thông tư 28/2014/TT-BTNMT, quy định rất rõ về trường hợp tranh chấp:
    + Khu vực tranh chấp giữa các xã trong một huyện, huyện phải phân định. Diện tích tranh chấp không tổng hợp vào diện tích của xã nhưng vẫn tổng hợp vào diện tích toàn huyện.
    + Khu vực tranh chấp giữa các huyện trong một tỉnh, tỉnh phải phân định. Huyện giao cho 1 xã cụ thể tổng hợp diện tích tranh chấp, huyện sẽ tổng hợp chung nhưng không tổng hợp vào diện tích tự nhiên của huyện và viết báo cáo riêng về diện tích tranh chấp bằng hệ thống bảng biểu theo quy định. Tỉnh sẽ tổng hợp diện tích vào tông diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.
    + Khu vực tranh chấp giữa các tỉnh, tỉnh không được tổng hợp vào diện tích tự nhiên. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 10: Giải đáp hệ thống phân loại một số loại đất.
    Trả lời:
    - Phòng thông tin huyện trực thuộc UBND là thuộc hệ thống cơ quan nhà nước nên xếp vào loại đất xây dựng trụ sở cơ quan (TSC).
    - Khu tập thể bệnh viện
    + Trường hợp chỉ dùng đển cho cán bộ, nhân viên bệnh viện nghỉ trưa, nghỉ qua đêm sau khi trực thì được xếp vào loại đất xây dựng trụ sở cơ quan (TSC).
    + Trường hợp khu tập thể giao dùng cho mục đích ở lâu dài của hộ gia đình thì phải xét là đất ở.
    - Hội đông y là tổ chức sự nghiệp thống kê vào đất xây dựng công trình sự nghiệp.
    - Hiệu sách
    + Trường hợp nếu hiệu sách nằm trong khuân viên nhà trường thì xếp vào đất cơ sở giáo dục đào tạo.
    + Trường hợp, hiệu sách độc lập thì xếp vào đất cơ sở văn hóa.
    - Đất hội nhà văn nhà thơ: đây là công trình mang tính sự nghiệp chứ không thống kê vào đất công trình sự nghiệp khác.
    Đất công trình sự nghiệp khác là tất cả những gì phục vụ cho mục đích sự nghiệp nhưng chưa phân định xếp vào công trình sự nghiệp: văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, xã hội.
    - Đường đễ là đất thủy lợi, cho dù có kết hợp sử dụng làm giao thông nhưng mục đích chính vẫn là đê điều phục vụ thủy lợi (ví dụ đê sông Hồng).
    -Chợ cóc, chợ thầu lại của UB, chợ có giám đốc, chợ có kiot…được thống kê vào đất chợ.
    - Trường bắn thống kê vào đất quốc phòng. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)
    Sửa lần cuối bởi hoangcong; 05-11-2015 lúc 11:17 AM.

  3. #3
    hoangcong
    Guest
    Câu 11: Đối với 1 thửa đất không có hồ sơ pháp lý là đất (5% LUC) do UBND các sử dụng nhưng người ta đã dựng nhà trái phép trên thửa đất đó thì bản đồ hiện trạng sẽ thể hiện loại đất nào?
    Trả lời: Theo nguyên tắc thống kê kiểm kê đất đai theo hiện trạng sử dụng đất.
    Như vậy, trong trường hợp này sẽ thống kê là đất ONT. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 12: Đối với thửa đất Hồ sơ pháp lý là đất BHK nhưng để hoang gần một năm, trên hiện trạng là mảnh đất hoang vậy trên bản đồ thể hiện là loại đất nào?
    Trả lời: Để hoang gần một năm, ta vẫn thống kê vào đất BHK. Nhưng nếu để hoang trong thời gian quá lâu sẽ thống kê vào đất chưa sử dụng. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 13: Tương tự với vùng quy hoạch đất ở chỉ mới có 1 số lô có quyết định giao đất và một số chưa có. Tuy nhiên đều chưa thực hiện xây nhà và hạ tầng trên đó, trên thực tế vẫn là loại đất hoang thì thể hiện trên bản đồ là loại đất gì?
    Trả lời: Nếu có quyết định giao đất rồi thì kiểm kê theo hiện trạng sử dụng đất. Cập nhập vào biểu 5b: Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 14: Đối với biểu phụ lục 03-CT21, mục loại đất và đối tượng kỳ trước thì lấy theo kỳ kiềm kê hay theo kỳ thống kê gần nhất?
    Trả lời: Vì lần này chúng ta làm kiểm kê nên lấy số liệu của kỳ kiểm năm gần nhất. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

    Câu 15: Một khoanh đất có nhiều khu vực thì thể hiện như nào (ví dụ một khu rừng vừa có khu bảo tồn, vừa có khu đa dạng, vừa có quy hoạch phát triển du lịch sinh thái).
    Trả lời: Du lịch sinh thái chỉ là dịch vụ kết hợp nên rừng có khu bảo tồn, khu đa dạng được thống kê vào rừng đặc dụng. (Cục trưởng cục kiểm soát quản lý và sử dụng đất đai: Trần Hùng Phi)

  4. #4
    hoangcong
    Guest
    Tổng hợp câu hỏi và những câu trả lời trong đợt tập huấn đợt 2 các tỉnh phía nam
    (Trả lời câu hỏi cục trưởng cục kiểm soát và sử dụng đất đai : Trần Hùng Phi)

    1. Tiền giang

    Câu 1: Theo công văn 546/CKSQLSDDD tại khu dân cư có loại đất ONT + CLN +SKC… mà không xác định được ranh giới cụ thể từng loại đất thì thể hiện màu khoanh đất là màu đất ở ONT. Vậy theo loại đất đa mục đích như trên nhưng nằm ngoài khu dân cư thì thể hiện màu hiện trạng như thế nào?
    Trả lời: Trên bản đồ hiện trạng màu đất trong khu dân cư thể hiện theo màu đất ở, ngoài khu dân cư có những thửa khoanh đất trong đó có đất ở (nằm rải rác trên quả đồi, ven trục đường giao thông …) thể hiện một khoanh riêng diện tích đất ở và thể hiện màu đất ở.
    Câu 2: Tại tỉnh Tiền Giang từ trước đến nay, số liệu tổng hợp từ bản đồ (hiện trạng, địa chính) sẽ không trùng khớp với số liệu kiểm kê, thống kê trước đây. Như vậy lần kiểm kê này, số liệu được tổng hợp từ bản đồ khoanh đất thì sẽ khác với tổng diện tích tự nhiên của các kỳ kiểm kê trước thì sử lý như thế nào?
    Trả lời: Nếu như có cả bản đồ (hiện trạng, địa chính) thì về nguyên tắc bản đồ khoanh đất được lập trên nền bản đồ địa chính, số liệu diện tích của kỳ kiểm kê trên bản đồ khoanh đất với số liệu diện tích của bản đồ địa chính về nguyên tắc là như nhau, vì vậy số liệu sẽ lấy theo bản đồ khoanh đất kỳ kiểm kê lần này.
    2.Đà Nẵng
    Câu 1: Đối với các Quận, phường xã mới được chia tách và thành lập sau kỳ kiểm kê thì lấy số liệu nào để so sánh? Cụ thể là Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng thành lập vào sau kỳ kiểm kê 2005, do vậy phải lấy số liệu nào để so sánh?
    Trả lời: Số liệu kiểm kê tính đến hết ngày 31/12/2014 , tất cả xã thành lập sau ngày này thì vẫn phải kiểm kê theo số của đơn vị hành chính cũ .Nếu địa phương mà tách được theo đơn vị hành chính mới thì so sánh còn không tách được ngay thì không so sánh nữa.
    Câu 2: Biểu 13 là so sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trong kỳ quy hoạch, theo quy định thì xã, phường, quận huyện phải nộp. Tuy nhiên tại Đà Nẵng các xã phường không có quy hoạch sử dụng đất thì lấy số liệu ở đâu để so sánh. Tương tự các quận huyện đến nay cũng chưa có quy hoạch sử dụng đất.
    Trả lời: Pháp luật đất đai đã quy định rõ ,đất đai thì luôn luôn biến động, trong 5 năm làm gì có phường nào xã nào? Không giao đất cho thuê đất đâu, ở đây ta so sánh 5 một lần mà .Nếu như theo bạn nói thì không so sánh nữa .
    3.Đơn vị tư vấn:
    Câu1: Biên tập trình bày bản đồ kết quả điều tra kiểm kê. Theo thông tư 28 quy định: Khoanh đất tạo cell mã loại đất đối tượng sử dụng … thực hiện theo quy đinh tại phụ lục số 04, tuy nhiên trên bản đồ khoanh đất đối tượng kiểm kê nhiều khoanh đất có diện tích nhỏ không đáp ứng kích thước chữ là 2,5mm( theo tỉ lệ bản đồ) được. Do đó, kiểm tra nghiệm thu bản đồ khoanh đất đối tượng kiểm kê có cần thiết phải kiểm tra nội dung này không?
    Trả lời: Trong trường hợp này vẫn phải thể hiện khoanh đất, ngoài ra cho phép phóng to bản đồ để cho cỡ chữ vào. Vì vậy, cũng không cần thiết phải kiểm tra nội dung này.
    Câu 2: Đất sinh hoạt cộng đồng tại phụ lục 01 TT28, điểm 2.2.6.5: Đất sinh hoạt cộng đồng là đất làm nơi hội họp của cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố hoặc sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình dùng cho hoạt động của cộng đồng như nhà văn hóa (xã, thôn), trụ sở thôn, xóm, bản, câu lạc bộ….
    Theo quy định của TT28 các mã loại đất trên ký hiệu là DSH.
    Tuy nhiên khu vực phía nam tên gọi trụ sở là khóm, ấp. Do vậy, khi thống kê loại đất này thì mã loại đất là loại nào? Đối tượng quản lý, sử dụng là ai? Hiện nay chưa thống nhất mã loại đất, nhiều ý kiến cho rằng đất này ký hiệu là TSC (Đất trụ sở cơ quan nhà nước). Đề nghị cần có hướng dẫn cụ thể?
    Trả lời: Trụ sở thôn, xóm với những nơi sinh hoạt cộng đồng có thể khác nhau, thông thường thôn xóm ấp không có trụ sở riêng( một số nơi có). Theo luật đất đai mới loại đất đai này mới hình thành trong đó cũng ghi nhận lịch sử để lại nhiều nơi có loại đất này theo yêu cầu của đại biểu quốc hội bổ xung thêm loại đất này. Cho nên, những cái nào chúng ta giao mới theo hình ảnh này chúng ta thống kê theo đất sinh hoạt cộng đồng còn những nơi mà hình thành có từ trước nếu không phải là trụ sở của thôn xóm thì chúng ta thống kê vào mục đích chính của loại đất đó.

  5. #5
    hoangcong
    Guest
    4.Bình Thuận
    Câu 1: Hiện nay, ở địa phương sau khi khoanh vẽ thử đất trên nền bản đồ địa chính và bản đồ địa chính cơ sở thì diện tích thực tế tăng hơn diện tích pháp lý (364) rất nhiều. Vậy trường hợp này phải thuyết minh làm sao?
    Trả lời: Không yêu cầu so sánh diện tích với bản đồ (364 ). Chỉ lấy diện tích trên bản đồ khoanh đất.
    5. Nghệ An
    Câu 1: Trước đây năm 2000, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005. Đến năm 2014, BĐHTSDĐ xây dựng trên nền bản đồ địa chính. Do đó, số lượng ranh giới các khoanh đất thay đổi hoàn toàn. Vì vậy, không thể nhập số liệu khoanh đất kỳ trước được?
    Trả lời: Trong hệ thống biểu của ta có biểu liệt kê khoanh đất, đã đặt ra yêu cầu thể hiện thông tin hiện trạng tức là diện tích khoanh đất hiện trạng, loại đất hiện trạng, loại đối tượng hiện trạng, ngoài ra phục vụ yêu cầu so sánh số liệu xác định tình hình chu chuyển diện tích giữa hai kỳ kiểm kê loại đất nào sang loại đất nào. Do đặc điểm bản đồ khoanh đất trước đây chúng ta chưa làm bây giờ mới làm cho nên việc xác định loại đất của kỳ trước tương đối khó khăn vì bản đồ kỳ trước so với bản đồ khoanh vẽ kỳ này ít biến động thì không sao nhưng do thay đổi ranh giới việc xác định rất khó . Vì vậy, trong kỳ kiểm kê lần này chưa yêu cầu đòi hỏi phải tuyệt đối chính xác trong việc nhập số liệu khoanh đất kỳ trước.
    Câu 2: Bản đồ khoanh đất khổng thể hiện khu dân cư nông thôn mà biểu 09 lại có khu vục tổng hợp, thế lấy số liệu ở đâu để tổng hợp biêu 09?
    Trả lời: Theo thông tư 28 quy định bản đồ khoanh đất trong khu dân cư nông thôn cả ký hiệu loại đất cụ thể, cả ký hiệu của loại đất tổng hợp vì vậy mà biểu 09 được sinh ra từ bản đồ khoanh vẽ.
    6.Bình Phước
    Câu 1: Việc tổng hợp diện tích ở đất kết hợp nhiều loại đất trong các biểu như thế nào?
    VD: CLN(ONT:100;NTS:200) chẳng hạn, thì trong biểu tổng hợp diện tích không thấy thể hiện phần diện tích của loại đất kết hợp.
    Trả lời: Khoanh đất trong khu dân cư bao giờ cũng có một phần đất ở và một phần đất nông nghiệp, đây không phải là trường hợp khoanh đất sử dụng đồng thời có nhiều mục đích .
    7. Bình Dương
    Trường hợp sai lệch diện tích hành chính:
    - TH1: đơn vị hành chính cấp xã được chia tách đơn vị hành chính theo các nghị quyết của chính phủ thì biểu số 10 nhập như thế nào?
    - TH2: đơn vị hành chính hiện nay sau khi đo đạc bản đồ hành chính lại dẫn đến diện tích khác với diện tích được phê duyệt trước đây, trường hợp này nhập biểu 10 như thế nào?
    Trả lời: Trong quá trình khoanh vẽ (bản đồ khoanh đất ) nếu thể hiện được sẽ ra biểu 10 còn nếu không xác định được khoanh đất của xã này ở kỳ trước nó là bao nhiêu thì không nhập được ( do chia tách đơn vị hành chính )

Quyền viết bài

  • Bạn không thể đăng chủ đề mới
  • Bạn không thể gửi trả lời
  • Bạn không thể gửi đính kèm
  • Bạn không thể sửa bài
  •