baohovietnam
10-06-2014, 09:26 PM
Góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi: Quy định rõ 3 cơ chế về giá đất
Đó là kiến nghị được PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra tại hội thảo xem xét, bình luận báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân và góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, do Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội phối hợp với Oxfam tại Việt Nam tổ chức ngày 22-3.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, Nhà nước cần bảo đảm quỹ đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng ổn định, lâu dài. Đồng thời cần tách bạch rõ thẩm quyền thu hồi đất với thẩm quyền quyết định về giá đất. Theo ông Tuyến, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần quy định rõ 3 cơ chế. Cơ chế thứ nhất là Nhà nước "trưng dụng” quyền sử dụng đất áp dụng cho các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích cộng đồng không gắn với lợi nhuận của nhà đầu tư. Cơ chế thứ hai, đối với các dự án vì lợi ích cộng đồng có gắn với lợi nhuận của nhà đầu tư, thì Nhà nước áp dụng cơ chế "trưng mua” quyền sử dụng đất. Còn cơ chế thứ ba, đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với lợi nhuận của nhà đầu tư, thì thực hiện theo cơ chế "thỏa thuận” trên cơ sở đồng thuận giữa nhà đầu tư và cộng đồng những người đang sử dụng đất.
Ông Tuyến cũng cho rằng, việc định giá phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân. "Cơ quan định giá đất và phê duyệt giá đất cần phải độc lập với cơ quan ra quyết định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”-ông Tuyến kiến nghị. Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với 3 cơ chế được ông Tuyến phân tích và chỉ rõ. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế nhìn nhận rằng "nếu xây dựng được 3 cơ chế liên quan đến việc thu hồi đất thì sẽ bảo đảm sự minh bạch, giảm tình trạng khiếu kiện, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai hiện nay”.
Bên cạnh đó, theo xác nhận của Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, các cuộc tham vấn cộng đồng góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được cơ quan này thực hiện với 1.300 người dân là các nông dân nghèo, đại diện các nhóm yếu thế đã cho thấy, người dân không được thông tin đầy đủ về các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Càng đáng lo ngại hơn khi, cộng đồng dân tộc thiểu số thiếu cả đất ở, đất sản xuất và mất sinh kế dẫn đến thiếu đói, trong khi các nông, lâm trường quốc doanh chiếm giữ một diện tích đất lớn.
Kết quả tham vấn cộng đồng cũng cho thấy, các ý kiến đều cho rằng, giá đất do Nhà nước quyết định thiếu thống nhất và không hợp lý, dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho người bị thu hồi đất. Minh chứng rõ ràng nhất chính là việc duy trì cơ chế một cơ quan Nhà nước vừa có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lại vừa có thẩm quyền quyết định giá đất là bất hợp lý. Thế nhưng, điều khiến người dân bất bình nhất chính là việc được bồi thường, hỗ trợ rất ít, trong khi các nhà đầu tư được lợi rất lớn khi chuyển nhượng đất được giao cho người khác trên thị trường.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, báo cáo đã đưa ra kiến nghị, cần xây dựng một cơ chế cụ thể, chi tiết để bảo đảm sự tham gia cũng như sự đồng thuận của người dân trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, là người dân có quyền giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước. Cùng với đó, đất của nông, lâm trường quốc doanh, hiện đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân ở địa phương cần chuyển về Nhà nước để giao đất trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân đang nhận khoán của nông, lâm trường. Trong trường hợp nông, lâm trường quốc doanh sử dụng đất không đạt năng suất, sản lượng trung bình thì thu hồi và giao cho các hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất tại địa phương.
Cũng xin được nhắc lại rằng, vấn đề người dân có quyền giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước thông qua MTTQ Việt Nam đang nhận được nhiều ý kiến của giới trí thức, cùng các cơ quan chức năng.
Đó là kiến nghị được PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra tại hội thảo xem xét, bình luận báo cáo tổng hợp kết quả tham vấn ý kiến nhân dân và góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, do Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội phối hợp với Oxfam tại Việt Nam tổ chức ngày 22-3.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến cho rằng, Nhà nước cần bảo đảm quỹ đất nông nghiệp cho đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng ổn định, lâu dài. Đồng thời cần tách bạch rõ thẩm quyền thu hồi đất với thẩm quyền quyết định về giá đất. Theo ông Tuyến, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần quy định rõ 3 cơ chế. Cơ chế thứ nhất là Nhà nước "trưng dụng” quyền sử dụng đất áp dụng cho các dự án vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích cộng đồng không gắn với lợi nhuận của nhà đầu tư. Cơ chế thứ hai, đối với các dự án vì lợi ích cộng đồng có gắn với lợi nhuận của nhà đầu tư, thì Nhà nước áp dụng cơ chế "trưng mua” quyền sử dụng đất. Còn cơ chế thứ ba, đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với lợi nhuận của nhà đầu tư, thì thực hiện theo cơ chế "thỏa thuận” trên cơ sở đồng thuận giữa nhà đầu tư và cộng đồng những người đang sử dụng đất.
Ông Tuyến cũng cho rằng, việc định giá phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, có sự tham gia của người dân. "Cơ quan định giá đất và phê duyệt giá đất cần phải độc lập với cơ quan ra quyết định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”-ông Tuyến kiến nghị. Đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với 3 cơ chế được ông Tuyến phân tích và chỉ rõ. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế nhìn nhận rằng "nếu xây dựng được 3 cơ chế liên quan đến việc thu hồi đất thì sẽ bảo đảm sự minh bạch, giảm tình trạng khiếu kiện, tố cáo liên quan đến lĩnh vực đất đai hiện nay”.
Bên cạnh đó, theo xác nhận của Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, các cuộc tham vấn cộng đồng góp ý Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được cơ quan này thực hiện với 1.300 người dân là các nông dân nghèo, đại diện các nhóm yếu thế đã cho thấy, người dân không được thông tin đầy đủ về các quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Càng đáng lo ngại hơn khi, cộng đồng dân tộc thiểu số thiếu cả đất ở, đất sản xuất và mất sinh kế dẫn đến thiếu đói, trong khi các nông, lâm trường quốc doanh chiếm giữ một diện tích đất lớn.
Kết quả tham vấn cộng đồng cũng cho thấy, các ý kiến đều cho rằng, giá đất do Nhà nước quyết định thiếu thống nhất và không hợp lý, dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng cho người bị thu hồi đất. Minh chứng rõ ràng nhất chính là việc duy trì cơ chế một cơ quan Nhà nước vừa có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lại vừa có thẩm quyền quyết định giá đất là bất hợp lý. Thế nhưng, điều khiến người dân bất bình nhất chính là việc được bồi thường, hỗ trợ rất ít, trong khi các nhà đầu tư được lợi rất lớn khi chuyển nhượng đất được giao cho người khác trên thị trường.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, báo cáo đã đưa ra kiến nghị, cần xây dựng một cơ chế cụ thể, chi tiết để bảo đảm sự tham gia cũng như sự đồng thuận của người dân trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt, là người dân có quyền giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước. Cùng với đó, đất của nông, lâm trường quốc doanh, hiện đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân ở địa phương cần chuyển về Nhà nước để giao đất trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân đang nhận khoán của nông, lâm trường. Trong trường hợp nông, lâm trường quốc doanh sử dụng đất không đạt năng suất, sản lượng trung bình thì thu hồi và giao cho các hộ gia đình, cá nhân thiếu đất sản xuất tại địa phương.
Cũng xin được nhắc lại rằng, vấn đề người dân có quyền giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan Nhà nước thông qua MTTQ Việt Nam đang nhận được nhiều ý kiến của giới trí thức, cùng các cơ quan chức năng.